Bản đồ - Cảnh Hồng (Jinghong)

Cảnh Hồng (Jinghong)
Cảnh Hồng (เชียงรุ่ง,ຊຽງຮຸ່ງchuyển ngữ Việt: Chiềng Hung); trước đây cũng Latinh hóa thành chiang rung, chiang hung, chengrung, cheng hung, jinghung và muangjinghung là thành phố cấp huyện, thủ phủ của Châu tự trị dân tộc Thái Tây Song Bản Nạp, Vân Nam, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là kinh đô lịch sử của vương quốc Tây Song Bản Nạp của người Thái.

Cảnh Hồng có tọa độ 100°25' - 101°31' kinh đông và 21°27' - 22°36' vĩ bắc. Dân số 363.110 người, trong đó nội thị là 94.162 người, diện tích 7.003 km².

Cảnh Hồng thời kỳ Tây Hán là lãm thổ của Ai Lao, đến thời Đông Hán thuộc quận Vĩnh Xương. Thời nhà Đường thuộc vương quốc Nam Chiếu với tên gọi là Mang Nãi đạo, thuộc tiết độ Ngân Sanh. Thời Tống thuộc vương quốc Đại Lý với tên gọi Mãnh Lặc. Sau này Mạt Nhã Chân thống nhất Tây Song Bản Nạp lập ra vương quốc Cảnh Lũng. Thời Nguyên lập ra tổng quản phủ. Sau này vùng đất thuộc Cảnh Hồng nhiều lần bị quân đội của các vương quốc trong lịch sử Myanma nhiều lần xâm chiếm, thuộc lãnh thổ của vương triều Toungoo (Đông Hu). Thời Minh đổi thành tuyên úy ti Xa Lý. Năm 1570 tuyên úy Triệu Ôn Mãnh lập ra Tây Song Bản Nạp (ngày nay là bốn bản nạp của Cảnh Hồng). Năm 1913 trực thuộc tổng cục hành chính biên giới Phổ Tư. Tháng 9 năm 1929, lập ra các huyện. Phía nam là huyện Xa Lý, phía bắc là huyện Phổ Văn và Lục Thuận. Tháng 2 năm 1950 thuộc về Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, vẫn gọi là huyện Xa Lý. Ngày 23 tháng 1 năm 1953, thành lập châu tự trị dân tộc Thái Tây Song Bản Nạp, lại phục hồi chế độ bản nạp. Tháng 6 năm 1958 lập huyện Cảnh Hồng. Tháng 12 năm 1993, nâng cấp thành huyện cấp thị, tức là Cảnh Hồng ngày nay.

 
Bản đồ - Cảnh Hồng (Jinghong)
Quốc gia - Trung Quốc
Tiền tệ / Language  
ISO Tiền tệ Biểu tượng Significant Figures
CNY Nhân dân tệ (Renminbi) Â¥ or å…ƒ 2
ISO Language
UG Tiếng Duy Ngô Nhĩ (Uighur language)
ZH Tiếng Trung Quốc (Chinese language)
ZA Tiếng Tráng (Zhuang language)
Vùng lân cận - Quốc gia  
  •  Afghanistan 
  •  Bhutan 
  •  Kazakhstan 
  •  Kyrgyzstan 
  •  Lào 
  •  Miến Điện 
  •  Mông Cổ 
  •  Nê-pan 
  •  Pa-ki-xtan 
  •  Triều Tiên 
  •  Tát-gi-ki-xtan 
  •  Việt Nam 
  •  Ấn Độ 
  •  Nga